Ngoài Chùa Cầu Hội An, ngói cũng làm nên nét quyến rũ riêng cho nhiều cây cầu khác ở Huế, Nam Định và Ninh Bình. Có thể kể đến là cầu ngói Thanh Toàn, cầu ngói chợ Thượng, cầu ngói chùa Lương và cầu ngói Phát Diệm.
Điểm chung của những cây cầu là đều được làm bằng gỗ và lợp mái ngói độc đáo. Dù chỉ là những cây cầu nhỏ bắc qua sông, nhưng nhờ kiến trúc đặc biệt và cổ kính, cầu ngói để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
1. Chùa Cầu Hội An
Trong những cây cầu ngói ở Việt Nam, Chùa Cầu là cái tên quen thuộc nhất với du khách trong và ngoài nước. Cầu dài 18 m, lợp ngói âm dương, vắt cong qua lạch nước qua sông Thu Bồn.
Cùng với thời gian, kiến trúc của Chùa Cầu hiện mang đậm phong cách Việt Nam với mái lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Với kiến trúc tín ngưỡng độc đáo, Chùa Cầu được coi là biểu tượng giao lưu văn hóa Việt - Hoa - Việt ở Hội An.
2. Cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy. Cầu dài hơn gần 17 m được kiến trúc theo kiểu “Thượng gia, hạ kiều” tức trên nhà dưới cầu.
Cạnh cầu ngói là một khu chợ quê tuy không tấp nập nhưng mang lại cho du khách cảm nhận về một làng quê Việt Nam xanh mướt và bình dị. Bên trong chợ là những phụ nữ đang mải miết chằm nón lá. Tại phiên chợ quê ấy, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn dân dã, đậm đà hương vị Huế do chính người dân địa phương chế biến như bánh khoai cá kình, bún hến Vĩ Dạ, bánh canh Thủy Dương...
3. Cầu ngói Phát Diệm
Cầu ngói Phát Diệm bắc qua sông Ân nằm ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình khoảng 30 km. So với các cây ngói ở nước ta, cầu ngói Phát Diệm có chiều dài khá lớn, 36 m, chia thành 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian.
Đây được đánh giá là cây cầu hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu vừa có chức năng giao thông, vừa là một mái đình cổ kính, hơn nữa lại là điểm dừng chân tránh mưa nắng, nơi đôi lứa hẹn hò.
4. Cầu ngói chợ Thượng
Cầu ngói chợ Thượng thuộc thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Cầu bắc qua sông Ngọc cạnh chợ Thượng nên được gọi là cầu ngói chợ Thượng. Nhà cầu dựng bằng khung gỗ lim, mái lợp ngói nam, hai hồi xây tường, hai bên là hai cửa giả.
Cầu ngói Chợ Thượng được công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Ảnh: ttvh
Cầu cũng được đắp chữ Hán “Thượng gia kiều” ở hai hồi. Cầu ngói chợ Thượng có 11 gian kết cấu kiểu kèo cầu tứ hàng chân, mỗi gian từ 1,45m đến 1,65m tạo nên một công trình dài 17,35m nối hai bờ sông. Với những người đ, cầu Ngói không chỉ để qua lại mà còn như một mái nhà che mưa che nắng, nghỉ ngơi ngắm sông nước hai bên.
5. Cầu ngói chùa Lương
Cũng thuộc Nam Định, cầu ngói chùa Lương thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, bắc qua sông Hoành, cách chùa Lương hơn 100m. Cầu có 9 gian uốn cong tựa cầu vồng trên 18 trụ đá vững chãi.
Cầu ngói chùa Lương có 9 gian uốn cong tựa cầu vồng. Ảnh: bienphong.com.vn
Cầu tuy chạm, khắc đơn giản song thể hiện hài hoà nét kiến trúc cổ truyền. Hệ thống mái nhà cầu được lợp bằng ngói vảy rồng, có hình mũi hài âm dương, nhìn từ xa sẽ thấy tựa hình con rồng đang vươn mình bay lên. Chính sự mềm mại, uyển chuyển trong lối kiến trúc đã tạo cho cầu ngói chùa Lương sự tinh tế, khác biệt so với những cây cầu ở các nơi khác.
Điểm chung của những cây cầu là đều được làm bằng gỗ và lợp mái ngói độc đáo. Dù chỉ là những cây cầu nhỏ bắc qua sông, nhưng nhờ kiến trúc đặc biệt và cổ kính, cầu ngói để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
1. Chùa Cầu Hội An
Trong những cây cầu ngói ở Việt Nam, Chùa Cầu là cái tên quen thuộc nhất với du khách trong và ngoài nước. Cầu dài 18 m, lợp ngói âm dương, vắt cong qua lạch nước qua sông Thu Bồn.
Chùa Cầu - biểu tượng của Hội An. Ảnh:hoian
Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản do được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng. Dấu ấn của văn hóa Phù Tang trên cầu thể hiện ở tượng gỗ đầu thú ở hai đầu cầu. Trong khi đó, trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều, có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người.Cùng với thời gian, kiến trúc của Chùa Cầu hiện mang đậm phong cách Việt Nam với mái lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Với kiến trúc tín ngưỡng độc đáo, Chùa Cầu được coi là biểu tượng giao lưu văn hóa Việt - Hoa - Việt ở Hội An.
2. Cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy. Cầu dài hơn gần 17 m được kiến trúc theo kiểu “Thượng gia, hạ kiều” tức trên nhà dưới cầu.
Chùa ngói Thanh Toàn mang vẻ đẹp yên bình, thơ mộng.
Cũng giống như Chùa Cầu Hội An, cầu ngói Thanh Toàn được chia thành các gian, mỗi gian như một ngôi nhà nhỏ trong ngôi nhà lớn. Gian giữa dành để thờ bà Trần Thị Đạo, người có công xây dựng cầu, 6 gian còn lại đều có bục gỗ hai bên để nghỉ ngơi.Cạnh cầu ngói là một khu chợ quê tuy không tấp nập nhưng mang lại cho du khách cảm nhận về một làng quê Việt Nam xanh mướt và bình dị. Bên trong chợ là những phụ nữ đang mải miết chằm nón lá. Tại phiên chợ quê ấy, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn dân dã, đậm đà hương vị Huế do chính người dân địa phương chế biến như bánh khoai cá kình, bún hến Vĩ Dạ, bánh canh Thủy Dương...
3. Cầu ngói Phát Diệm
Cầu ngói Phát Diệm bắc qua sông Ân nằm ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, cách thành phố Ninh Bình khoảng 30 km. So với các cây ngói ở nước ta, cầu ngói Phát Diệm có chiều dài khá lớn, 36 m, chia thành 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian.
Đây là một trong những cây cầu ngói cổ nhất Việt Nam. Ảnh: invisionfree
Hai bên thân cầu có hai dãy lan can và cột đều bằng gỗ lim. Trên cầu là mái che cầu phong li tô, lợp ngói đỏ cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lối đi hai đầu cầu có các bậc tam cấp. So với Chùa Cầu Hội An và cầu ngói Thanh Toàn, cầu ngói Phát Diệm có dáng vẻ nhẹ nhàng và thanh thoát, thể hiện tài năng sáng tạo đặc biệt của người dân công giáo.Đây được đánh giá là cây cầu hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu vừa có chức năng giao thông, vừa là một mái đình cổ kính, hơn nữa lại là điểm dừng chân tránh mưa nắng, nơi đôi lứa hẹn hò.
4. Cầu ngói chợ Thượng
Cầu ngói chợ Thượng thuộc thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Cầu bắc qua sông Ngọc cạnh chợ Thượng nên được gọi là cầu ngói chợ Thượng. Nhà cầu dựng bằng khung gỗ lim, mái lợp ngói nam, hai hồi xây tường, hai bên là hai cửa giả.
Cầu cũng được đắp chữ Hán “Thượng gia kiều” ở hai hồi. Cầu ngói chợ Thượng có 11 gian kết cấu kiểu kèo cầu tứ hàng chân, mỗi gian từ 1,45m đến 1,65m tạo nên một công trình dài 17,35m nối hai bờ sông. Với những người đ, cầu Ngói không chỉ để qua lại mà còn như một mái nhà che mưa che nắng, nghỉ ngơi ngắm sông nước hai bên.
5. Cầu ngói chùa Lương
Cũng thuộc Nam Định, cầu ngói chùa Lương thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, bắc qua sông Hoành, cách chùa Lương hơn 100m. Cầu có 9 gian uốn cong tựa cầu vồng trên 18 trụ đá vững chãi.
Cầu tuy chạm, khắc đơn giản song thể hiện hài hoà nét kiến trúc cổ truyền. Hệ thống mái nhà cầu được lợp bằng ngói vảy rồng, có hình mũi hài âm dương, nhìn từ xa sẽ thấy tựa hình con rồng đang vươn mình bay lên. Chính sự mềm mại, uyển chuyển trong lối kiến trúc đã tạo cho cầu ngói chùa Lương sự tinh tế, khác biệt so với những cây cầu ở các nơi khác.