Dọc dòng sông Cổ Chiên ở Vĩnh Long là những lò gạch, gốm, trông xa như những lâu đài thu nhỏ rực đỏ dưới ánh mặt trời.
Dòng Cửu Long đỏ nặng phù sa, đổ về hạ lưu bằng hai nhánh sông Tiền, sông Hậu, hàng năm mang về cho bình nguyên Nam Bộ hàng triệu mét khối phù sa. Không chỉ bồi đắp cho những cánh đồng lúa bạt ngàn, những miệt vườn bốn mùa hoa trái, những hạt phù sa đỏ ối tụ lại Vĩnh Long còn góp phần hình thành ở đây những mỏ sét nguyên sinh quý giá.
Sông Cổ Chiên nổi tiếng với làng nghề gạch, gốm. Ảnh: baoninhthuan
Như món quà tặng của thiên nhiên, người Vĩnh Long đã biến nó thành những làng nghề gạch, gốm. Từ cầu Mỹ Thuận nơi sông Tiền tách ra thành dòng Cổ Chiên đến sông Mang Thít, hàng nghìn cơ sở sản xuất và miệng lò gạch gốm mọc ven sông khiến khách ghé qua ngỡ như lạc vào “Vương quốc đỏ”.
So với nghề làm gốm, nghề làm gạch ngói có mặt ở Vĩnh Long từ rất sớm. Làng gạch trải dài 30 km thuộc thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và Mang Thít. Trong đó xã Nhơn Phú và Mỹ An, huyện Mang Thít, là nơi tập trung nhiều nhiều nhất các cơ sở sản xuất gạch. Khi nghề làm gạch thủ công truyền thống ở đây còn thịnh, mỗi nhà có đến hai ba miệng lò. Đến mùa nung các cột khói trắng ngút trời, mang đến cuộc sống no đủ cho người dân Mang Thít.
Lò gạch cao vút phủ màu thời gian trông như tòa lâu đài nhỏ. Ảnh: bnt
Tuy nhiên, nhiều năm qua các tỉnh miền Đông được đầu tư xây dựng hệ thống lò công nghệ cao, nên nhiều lò gạch truyền thống của Vĩnh Long dần rơi vào quên lãng. Mặc dù dọc kênh Thầy Cai ở Mang Thít hiện vẫn còn hàng trăm lò gạch nằm san sát nhau nhưng hầu như đã rêu phong, bám bụi. Nhìn từ trên cao những “tòa lâu đài” nung gạch đỏ cao vút ngày nào nay phủ màu thời gian trông như một thành phố cổ.
Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng làng gốm Vĩnh Long lại có nét độc đáo riêng, đó là dòng gốm không men. Không có màu đỏ ối của gạch, ngói, gốm Vĩnh Long có màu hồng tự nhiên, sau khi nung ửng lớp phấn trắng phơn phớt bên ngoài như sương. Không chỉ ấn tượng bởi màu gốm, ở Cổ Chiên, Vĩnh Long còn có công trình kiến trúc đặc sắc gần như có một không hai ở Việt Nam, đó là nhà gốm.
Bàn tay tài hoa của người thợ Vĩnh Long làm nên những ngôi nhà gốm có một không hai. Ảnh: bnt
Đến đây bạn sẽ được chứng kiến bàn tay tài hoa và sự đầu tư công phu, tỉ mỉ của những người thợ gốm. Toàn bộ nhà, từ mái, hàng rào, những bức phù điêu, tường, cho đến cả những vật dụng bên trong như bàn ghế, đi-văng… đều làm hoàn toàn bằng gốm. Từng cấu kiện được nung riêng, chuyển đổi màu để nhấn mạnh nét đậm, nhạt theo ý muốn, sau đó mới lắp ráp lại khi xây dựng. Nhờ vậy, nhà gốm tưởng như dễ vỡ nhưng lại vững chắc và sắc màu hòa quyện.
Ngôi nhà bằng gốm không chỉ là nơi nghỉ ngơi, đàm đạo với bạn bè mà còn như “tấm biển quảng cáo không cần lời” về làng gốm ở đây.
Dòng Cửu Long đỏ nặng phù sa, đổ về hạ lưu bằng hai nhánh sông Tiền, sông Hậu, hàng năm mang về cho bình nguyên Nam Bộ hàng triệu mét khối phù sa. Không chỉ bồi đắp cho những cánh đồng lúa bạt ngàn, những miệt vườn bốn mùa hoa trái, những hạt phù sa đỏ ối tụ lại Vĩnh Long còn góp phần hình thành ở đây những mỏ sét nguyên sinh quý giá.
Sông Cổ Chiên nổi tiếng với làng nghề gạch, gốm. Ảnh: baoninhthuan
Như món quà tặng của thiên nhiên, người Vĩnh Long đã biến nó thành những làng nghề gạch, gốm. Từ cầu Mỹ Thuận nơi sông Tiền tách ra thành dòng Cổ Chiên đến sông Mang Thít, hàng nghìn cơ sở sản xuất và miệng lò gạch gốm mọc ven sông khiến khách ghé qua ngỡ như lạc vào “Vương quốc đỏ”.
So với nghề làm gốm, nghề làm gạch ngói có mặt ở Vĩnh Long từ rất sớm. Làng gạch trải dài 30 km thuộc thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ và Mang Thít. Trong đó xã Nhơn Phú và Mỹ An, huyện Mang Thít, là nơi tập trung nhiều nhiều nhất các cơ sở sản xuất gạch. Khi nghề làm gạch thủ công truyền thống ở đây còn thịnh, mỗi nhà có đến hai ba miệng lò. Đến mùa nung các cột khói trắng ngút trời, mang đến cuộc sống no đủ cho người dân Mang Thít.
Lò gạch cao vút phủ màu thời gian trông như tòa lâu đài nhỏ. Ảnh: bnt
Tuy nhiên, nhiều năm qua các tỉnh miền Đông được đầu tư xây dựng hệ thống lò công nghệ cao, nên nhiều lò gạch truyền thống của Vĩnh Long dần rơi vào quên lãng. Mặc dù dọc kênh Thầy Cai ở Mang Thít hiện vẫn còn hàng trăm lò gạch nằm san sát nhau nhưng hầu như đã rêu phong, bám bụi. Nhìn từ trên cao những “tòa lâu đài” nung gạch đỏ cao vút ngày nào nay phủ màu thời gian trông như một thành phố cổ.
Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng làng gốm Vĩnh Long lại có nét độc đáo riêng, đó là dòng gốm không men. Không có màu đỏ ối của gạch, ngói, gốm Vĩnh Long có màu hồng tự nhiên, sau khi nung ửng lớp phấn trắng phơn phớt bên ngoài như sương. Không chỉ ấn tượng bởi màu gốm, ở Cổ Chiên, Vĩnh Long còn có công trình kiến trúc đặc sắc gần như có một không hai ở Việt Nam, đó là nhà gốm.
Bàn tay tài hoa của người thợ Vĩnh Long làm nên những ngôi nhà gốm có một không hai. Ảnh: bnt
Đến đây bạn sẽ được chứng kiến bàn tay tài hoa và sự đầu tư công phu, tỉ mỉ của những người thợ gốm. Toàn bộ nhà, từ mái, hàng rào, những bức phù điêu, tường, cho đến cả những vật dụng bên trong như bàn ghế, đi-văng… đều làm hoàn toàn bằng gốm. Từng cấu kiện được nung riêng, chuyển đổi màu để nhấn mạnh nét đậm, nhạt theo ý muốn, sau đó mới lắp ráp lại khi xây dựng. Nhờ vậy, nhà gốm tưởng như dễ vỡ nhưng lại vững chắc và sắc màu hòa quyện.
Ngôi nhà bằng gốm không chỉ là nơi nghỉ ngơi, đàm đạo với bạn bè mà còn như “tấm biển quảng cáo không cần lời” về làng gốm ở đây.